20/12/2024
THƯƠNG HIỆU BÚN OCOP LÀNG HUỲNH DƯƠNG XÃ HẠNH QUẢNG
Lượt xem: 135
Trên dải đất xứ Nghệ, huyện Diễn Châu vốn nổi tiếng bởi nhiều làng nghề. Người Diễn Châu tự hào, bởi sự tài hoa của mình mà tạo nên nhiều sản phẩm đòi hỏi sự kỳ công như chế biến nước mắm, đúc kẹo lạc, trồng dâu nuôi tằm. Dấu ấn ngành nghề gắn bó với mưu sinh nông nghiệp còn được người dân Diễn Châu duy trì cho đến hôm nay. Trong rất nhiều nghề đó phải kể đến nghề làm Bún của người dân Diễn Châu với thương hiệu nổi tiếng đi vào tiềm thức của người dân làng nghề làm Bún ở Huỳnh Dương
Địa danh Huỳnh Dương, xóm 3 xã Diễn Quảng (cũ) nay là xã Hạnh Quảng (Diễn Châu, Nghệ An)
có lịch sử hơn 1000 năm. Nhắc đến làng Huỳnh Dương, người ta cũng nhắc đến
một nghề thủ công truyền thống đã góp
phần nuôi dưỡng biết bao con người sống giới làng quê ấy, nghề làm bún. Trong
quy trình làm bún thủ công trước đây của người dân Huỳnh Dương phải trải qua 8
bước: Ngâm ủ gạo, rửa chần gạo sạch cho hết độ chua, sau khi chần gạo sạch đổ
ra sàn gỗ chà, xay gạo thành bột, lóng bột, ép bột lại bỏ vào nồi luộc, đưa bột
ra nhồi lại, cho ra sản phẩm. Trong 8 bước đó thì bước thứ 3 trầng gạo là bước
quan trọng nhất, chần gạo cho sạch để hết nước chua để Bún không bị chua. Còn
bí quyết làm cho sợi bún vừa trắng vừa dẻo dai thì các bước trên thì đều phải làm kỹ, đúng quy trình kỹ thuật.
Bún Huỳnh
Dương được công nhận làng nghề từ năm 2003, và được công nhận sản phẩm OCOP năm
2024, hiện có khoảng hơn gần 100 hộ theo nghề sản xuất và kinh doanh bún,
mức thu nhập từ 150 - 180 nghìn/người/ngày”.
Nhiều năm trở lại đây, Làng Huỳnh Dương đã bắt đầu ứng dụng các
tiến bộ khoa học vào nghề truyền thống của mình để làm ra những sợi bún để giảm
công sức cho người lao động. Nhận thấy nhu cầu ngày càng cao của thị trường các
chủ làm bún ở làng Huỳnh Dương đầu tư trên 100 triệu đồng để mua sắm máy móc
làm Bún theo phương pháp công nghiệp. Kể từ đây
nghề làm bún thủ công đã gắn bó nhiều đời với người dân Huỳnh Dương đã
có máy móc can thiệp, nghĩa là nhiều công đoạn làm ra sợi bún đều do máy móc
theo một quy trình khép kín.

Cùng một quy trình làm ra sợi bún nhưng sản phẩm
bún Huỳnh Dương được người dân gọi bằng cái tên dân dã là: Bún rời và bún lá.
Những sợi bún lá được người dân tạo hình đẹp mắt và được trải đều trên những
tấm lá chuối tươi quen thuộc. Sau khi làm xong thì cứ mỗi buổi sáng từ làng quê
này những sợi bún làm ra đã được đưa đến nhiều thị trường trong và ngoài huyện
Diễn Châu. Chợ Phủ Diễn là chợ lớn nhất huyện Diễn Châu được bày bán rất nhiều
hàng hóa thực phẩm tại đây, trong đó có bún Huỳnh Dương. Sản phẩm Bún được đưa bán
ra nhiều huyện phụ cận không riêng Diễn Châu mà Yên Thành, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc…

Món ăn dân dã nhưng
đượm tình quê hương xứ sở này được người tiêu dùng biết đến là một món ẩm thực
vừa an toàn vừa bổ dưỡng, là sự lựa chọn của rất nhiều gia đình. Tuy có lúc
thịnh suy khác nhau, nhưng các hộ dân làng Huỳnh Dương vẫn lặng lẽ gắn bó với
cái nghề giản dị nhưng đượm tình quê này. Trong chiến lược phát triển các làng
nghề thủ công truyền thống của xã Diễn Quảng bún Huỳnh Dương là thương hiệu có
vai trò hết sức quan trọng, là ưu tiên đầu tư phát triển ở Diễn Châu và các
huyện lân cận. Bún Huỳnh Dương có độ thơm dẻo nổi tiếng khắp vùng. Cho dù có
những lúc làng nghề đối mặt với rất nhiều khó khăn, nhưng đến nay người dân
Huỳnh Dương vẫn rất thủy chung với nghề truyền thống này. Mỗi dịp được đến với
mảnh đất Phủ Diễn này chúng ta không quyên thưởng thức món bún lá, bún rời.
Chính món ăn dân dã này đã làm thay đổi cuộc sống biết bao con người nơi đây và
nó cũng góp phần làm cho mảnh đất Diễn Châu gần gũi với chúng ta hơn./.